báo cao kết quả 4 năm thực hiện phong trào :Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực


 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG MN TRÀNG LƯƠNG

 

SỐ:   /BC -TrMN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

           Tràng Lương ngày 02 tháng 01 năm 2013

 

BÁO CÁO KÉT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA

“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN – HỌC SINH TÍCH CỰC”

GIAI ĐOẠN: 2008-2012

 

PHẦN I

Tình hình và kết quả thực hiện Phong trào thi đua

- Căn cứ vào chỉ thị 40/CT –BGD &ĐT Ngày 22/7/2008 của bộ giáo dục và đào tạo về việc” Xây dựng trường học – Học sinh tích cực giai đoạn 2008-2013

-Thực hiện sự chỉ đạo  của PGD &ĐT huyện Đông Triều về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học – Học sinh tích cực”

- Thực hiện công văn số 595/PGD& ĐT về hướng dẫn xây dựng dự thảo báo cáo sơ kết 4 năm  thực hiện phong trào thi đua: “ Xây dựng THTT, HSTC

- Thực hiện kết quả phong trào thi đuaXây dựng trường học – Học sinh tích cực

- Căn cư vào tình hình thực tế nhà trương, địa phương

Trường mầm non Tràng Lương báo cáo kết quả 4  năm như sau:

A, Đặc điểm tình hình;

* Thuận lợi: Nhà trường được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp ; lãnh đạo ngành giáo dục & ĐT huyện  Đông Triều

Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên có nhận thức đúng đắn về công tác chăm sóc và giáo dục , có ý thức vươn lên khắc phục khó khăn tự học, sáng tạo học hỏi vươn lên thực hiện  tốt kỷ cương, nề nếp ,nội quy , quy chế nhà trường. Chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, Pháp luật của nhà nước.

Toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường luôn có ý thức : Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực.

* Khó khăn:

Môi trường giáo dục mầm non học sinh còn nhỏ sự ủng hộ về phong trào phụ thuộc vào sự chăm lo dạy dỗ của các cô giáo. Nhận thức phụ huynh học sinh  chưa thực sự quan tâm

Các công trình đang xây dựng chưa xong ;CSVC còn thiếu. đặc biệt trường đang quy hoạch nên chưa trồng được hệ thống cây xanh, chưa có bóng mát.

Ứng dụng CNTT còn hạn chế trong việc dạy học, Khu trung tâm xây dựng trên nền sình lầy và hoàn toàn nhiễm phèn chua nên không ưa với nhiều loại cây, đặc biệt là nơi không thuận tiện thời tiết luôn gió to nên các đồ dùng dụng cụ cây xanh luôn bị tàn phá sau môi trận gió

Từ những thuận lợi và khăn nhà trường đã xây dựng kế hoạch, và triển khai kế hoạch và có kết quả nhất định:

B. Kết quả đạt dược:

Phong trào thi đua đã có sức lan tỏa rộng, phù hợp ở các mức độ khác nhau, thể hiện ở một số nội dung sau

1. Phong trào đã nhận được sự đồng thuận của cán bộ, giáo viên, học sinh, gia đình học sinh, các ban ngành đoàn thể, cộng đồng và xã hội:

     2. Quang cảnh nhà trường được cải thiện, khang trang, xanh, sạch, đẹp, an toàn; thực hiện 3 đủ

I.Về Công tác chỉ đạo và phối hợp:

Hàng năm ban chỉ đạo phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm, tổ chức họp định kỳ, ký kết kế hoạch phối hợp hoạt động  giữa nhà trường, công đoàn và chi đoàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

+ Việc tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể bước đầu được chú trọng:Trường đã tổ chức nhiều  hội thi :Tạo môi trường,  thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo chuyên đề: cô và bé hát dân ca, các trò chơi dân gian

II.Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua

 “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường”

1. Số lớp trong đó: 10 lớp

Số lớp có công trình vệ sinh xây mới trong năm học 2011-2012:10/10  lớp.

Dự kiến công trình vệ sinh xây dựng trong năm 2012-2013: 01 lớp

Có:10/10  có đủ bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh

2.Tổng số cây xanh được trồng mới từ năm học 2011-2012: 500 cây

3.  Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở)

Nhóm lớp đã phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” cho 100 % học sinh: Tổng số : 9/10 lớp

Quan tâm đến các gia đình chính sách , hộ nghèo cận nghèo để đảm bảo chế dộ cho các trẻ ăn bán trú đúng chế độ.

Sự chỉ đạo và giải pháp về giáo dục an toàn giao thông trong trường học của địa phương hưởng ứng năm an toàn giao thông:

Công tác phối hợp giữa nhà trường và các ban, ngành có liên quan của địa phương trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh::

* Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện các nội dung này.

2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập.

Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ 5/2010 đến nay):4 người/tổng số 4/4 người, trong đó:

Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh ( từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2012),

Tổng số: 22 người/ tổng số 22 trong đó:

Số GV đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: 22 trường, trong đó:

3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Số lớp đã xây dựng được Quy tắc ứng xử văn hoá giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó. Tổng số: 10/10

4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

a) Số lớp có chương trình hoạt động tập thể định kỳ và tổ chức thực hiện đạt quả tốt. 10/10

b) Số lớp đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường là 10/10

c) Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học.

* Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật.

IV. Đánh giá kết quả phối hợp liên ngành trong việc triển khai phong trào:

1. Kết quả đạt được trong việc phối hợp tại địa phương

- Phối hợp với địa phương trồng cây xanh xung quanh trường “ 500 cây”

2. Kết quả nổi bật:

- Xây dựng môi trường học tập phù hợp có đầy dủ đồ dùng phục vụ cho dạy học.

3. Đề xuất, kiến nghị:

- Xây dựng sân chơi ngoài trời cho các khu để trẻ có điều kiện hoạt động ngoài trời thêm phong phú.

 V. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương:

1. Kết quả nổi bật nhất

+ Cách ứng sử thân thiện giữa giáo viên , học sinh và phụ huynh.

+ Xây dựng môi trường : xanh- sạch – Đẹp

+ Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo yêu cầu nội dung giáo dục.

2. Biểu hiện, kết quả cụ thể về thân thiện và tích cực:

a) Mức độ biểu hiện thân thiện trong các mối quan hệ trong nhà trường và với gia đình, xã hội. Minh chứng cụ thể.

Được lãnh đạo địa phương ghi nhận và nhân dân ủng hộ

b) Sự gia tăng tính tích cực của học sinh ở địa phương được biểu hiện tăng số nhóm lớp và tăng sỹ số trẻ MG và nhóm trẻ:

+Mẫu giáo: đạt 95%

+Nhà trẻ đạt 38.2%s

c. Những tác động lớn của phong trào trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế: Tham gia mạnh mẽ các phong trào của địa phương .

3. Kết quả của công tác xã hội hóa:

 - Hỗ trợ học sinh : tiền ăn trưa cho trẻ nghèo , cận nghèo và các gia đình chính

- Mua sắm trang thiết bị trị giá : 200.000.000 đồng.

Trường đã có cổng trường, tường bao quanh, an toàn. Diện tích đất của nhà trường, trường đã đạt tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia ở một số chỉ tiêu về phòng học, bếp ăn, nhà vệ sinh.

- Số phòng học : 10 phòng học rộng rãi thoáng mát phù hợp với yêu cầu chăm sóc và giáo dục.

- Sân chơi rộng rãi có đồ chơi ngoài trời để phục vụ cho trẻ vui chơi.                                                                     

                                                                                                                                                                                              

        + Có hệ thống phòng vệ sinh dùng cho học sinh nam nữ riêng, đạt tiêu chuẩn.

        + Số cây xanh: đã trồng 500 cây, dự kiến trồng mới:  có hơn 100 chậu hoa và dự kiến trồng  200 cây xanh.

        + Không có học sinh  bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc hoặc thiếu đồ dùng

        + Tổng số tiền XHH: 80.000.000 đồng.

     3. Mối quan hệ trong nhà trường trở nên thân thiện hơn:

      Cán bộ, giáo viên nhà trường chủ động xây dựng không khí thân thiện thông qua tổ chức “Tiết học thân thiện”, xây dựng “Lớp học thân thiện”, “Vườn trường thân thiện”,…Việc đổi mới phương pháp dạy và hướng dẫn tự học tốt hơn làm cho học sinh hứng thú trong tiếp thu kiến thức và trở nên tích cực hơn trong các hoạt động giáo dục. Cách đánh giá, công khai, công bằng được chú trọng hơn, tạo không khí dân chủ trong trường học tốt hơn. Học sinh được tham gia trò chơi dân gian, hát dân ca nhiều hơn và trở thành nề nếp thường xuyên đã tạo nên môi trường giáo dục vui tươi hơn.

      - Tổ chức rèn luyện các kĩ năng sống, kĩ năng thực hành xã hội, đồng thời tạo điều kiện sử dụng thời gian sống phù hợp.

       - Xây dựng và triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. 

       - Một số nội dung mới như công tác tư vấn chế độ cho học sinh, hỗ trợ cho học sinh, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

      4. Cán bộ, giáo viên nhiệt tình đổi mới phương pháp dạy học, tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, phát huy sáng tạo trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục

        - Phong trào mỗi cán bộ, giáo viên có ít nhất 1 sáng kiến, giải pháp sáng tạo trong quản lý và dạy học: hàng năm 100% cán bộ, giáo viên tham gia đăng ký.

        - Số giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: 100%, trong đó: Trung cấp 11/22 đ/c chiếm 50%; Cao đẳng 8/22 đ/c chiếm 36,4%; Đại học 3/22 đ/c chiếm 13,6%.

       - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh được thực hiện thường xuyên, đã có 11/22 giáo viên soạn giảng điện tử.

      5. Phong trào có tác động mạnh mẽ tới việc giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh

       Thông qua chăm sóc, tìm hiểu, tuyên truyền về di tích lịch sử, văn hóa, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công; học tập những gương chiến đấu, lao động, học tập của các thế hệ; thông qua bài học, danh thắng, di tích, làn điệu văn hóa dân gian, trò chơi dân gian, lễ hội văn hóa các dân tộc.

        Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống và trò chơi dân gian vào trường học; giới thiệu và phối hợp đưa văn hóa phi vật thể vào bài giảng hoặc chương trình ngoại khóa. Xây dựng tủ sách giáo viên cập nhật, bổ sung kiến thức; phối hợp đưa giáo dục di sản cho học sinh với hình thức phù hợp.

       Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao  góp phần tích lũy tri thức, rèn luyện ý chí, thái độ, kĩ năng cho trẻ mầm non.

       Công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo quốc gia được các nhà trường chủ động triển khai trong cán bộ, giáo viên.

       Đơn vị đã nhận chăm sóc, giúp đỡ 02 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

       III. Hạn chế

      1.  Nhận thức về Phong trào thi đua:

- Một số giáo viên chưa thực sự nhận thức được hết ý nghĩa và nội dung của phong trào, chưa cống hiến hết mình cho phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Bên cạnh đó là sự nhận thức của một số phụ huynh về phong trào còn hạn chế, không quan tâm đến phong trào chung của nhà trường.   

      2. Công tác phối hợp với các ngành, giữa các tổ chức của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện phong trào:

- Việc triển khai công tác phối hợp với các ngành, tổ chức tại địa phương đôi lúc còn chưa thật sự hiệu quả.

       3. Việc xây dựng, tổng kết các loại mô hình thực hiện tốt Phong trào ở đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên.

       4.Việc đánh giá thi đua các hoạt động của Phong trào đối với tập thể, cá nhân trong nhà trường chưa kịp thời.

      IV. Đánh giá chung:

        Qua 4 năm thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ban chỉ đạo trường đã kịp thời xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm học, phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên trong ban chỉ đạo. Năm học 2012 – 2013 nhà  trường đề nghị công nhận “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

        Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ban chi đạo nhà trường đã gặp không ít khó khăn trong quá trình chỉ đạo thực hiện đó là: một phần nhỏ phụ huynh học sinh chưa thật sự ủng hộ cho phong trào, số ít giáo viên trong nhà trường chưa thật sự quan tâm và cống hiến hết mình cho phong trào, lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể chưa thật sự nhảy vào cuộc.

Từ những hạn chế, khó khăn trên ban chi đạo phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường mầm non Tràng Lương đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn thể nhân dân, các cấp lãnh đạo để phong trào thi đua thực sự đạt kết quả cao nhất trong thời gian tiếp theo.

     

PHẦN II

Phương hướng triển khai Phong trào thi đua năm học 2012-2013

 

      Năm học 2012-2013 là năm thứ năm triển khai Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên cơ sở các kết quả đạt được 4 năm qua và đánh giá các mặt hạn chế cần tập trung thực hiện theo 5 nội dung của Phong trào thi đua, tập trung thực hiện các nội dung  sau:

       1. Định hướng một số nội dung cần thực hiện

     - Duy trì và mở rộng bền vững mô hình các loại THTT, HSTC, chú trọng xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực của cả thày và trò, nhà trường và cộng đồng, gia đình.

     - Giáo dục văn hóa từ thực tiễn của địa phương thông qua các nội dung của Phong trào. Mỗi nhà trường mang đậm sắc thái văn hóa của địa phương. Xây dựng THTT, HSTC với cách nhìn toàn diện, tổng thể để phát triển lâu dài, bền vững, không chạy theo thành tích, hình thức, không nóng vội, chủ quan.

     - Tích hợp nội dung THTT, HSTC vào xây dựng trường chuẩn Quốc gia, tiêu chí đánh giá trường học. chương trình giảng dạy cần chú trọng các nội dung của THTT, HSTC, đặc biệt là hướng dẫn tự học tích cực, tự giác, kĩ năng sống và văn hóa trường học.

     - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho Cán bộ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tư vấn học đường hằng năm theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT.

      - Xây dựng THTT, HSTC là giải pháp cơ bản trong quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng thực hành xã hội, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.

      - Tiếp tục củng cố thư viện, hỗ trợ ngành Giáo dục phát triển mạng lưới thư viện trường học, nhằm sử dụng có hiệu quả cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh; tăng cường kiểm tra thực tế, đánh giá hiệu quả các hoạt động: bàn giao, hướng dẫn chăm sóc di tích; đưa nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian vào trường; tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương, về thân thế sự nghiệp các nhân vật lịch sử gắn với di tích thờ tự, công trình lưu niệm danh nhân, anh hùng liệt sĩ và các di sản văn hóa tiểu biểu ở địa phương.

     - Tiếp tục lồng ghép nội dung  “Xây dựng THTT-HSTC” vào Đề án  “ Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”, vận động “Quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập giúp học sinh khó khăn”; duy trì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập huấn về giáo dục toàn diện cho trẻ v.v…

     - Tiếp tục lồng ghép nội dung “Xây dựng THTT-HSTC” vào các hoạt động của Đoàn sao cho phù hợp với đặc thù của nhà trường.

            2. Các nhiệm vụ cụ thể:

     2.1 Chú trọng xây dựng môi trường thân thiện, tích cực ở trong và ngoài nhà trường

     - Xây dựng được trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, an toàn thiết kế khuôn viên của trường hoàn chỉnh.  Giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia tích cực trong việc bảo vệ và chăm sóc cảnh quan môi trường nhà trường. Xây dựng lớp học đẹp, thân thiện ở tất cả các nhóm lớp.

      - Xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa, coi trọng văn hóa ứng xử, đạo đức, trách nhiệm xã hội, ý thức công dân trong học sinh. Cô giáo là tấm gương cho học sinh noi theo trong cả nếp sống và tinh thần học tập, làm việc. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng phải tạo được sự an toàn, thân thiện và tích cực tham gia của mỗi bên trong công việc cụ thể tạo điều kiện tốt cho học sinh trong học tập, vui chơi, rèn luyện dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chính quyền địa phương.

      - Đảm bảo tạo điều kiện an toàn đưa trẻ đến trường, giảm tối đa tỉ lệ học sinh không được đến trường lớp. Có cơ chế tổ chức thực hiện ở từng cơ sở dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo địa phương. Xây dựng cơ chế phối hợp xây dựng THTT, HSTC của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương.

      2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên nhà trường là khâu then chốt trong xây dựng THTT, HSTC

      Vấn đề đổi mới việc sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp, đặc biệt là các phương pháp hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin là nội dung quan trọng của nâng cao năng lực cán bộ, giáo viên. Cần có chương trình bồi dưỡng kĩ năng tổ chức trò chơi dân gian, hát dân ca, giáo dục di sản, giáo dục kĩ năng sống cho một số cán bộ, giáo viên trực tiếp tổ chức thực hiện.

      2.3. Phát huy tính tích cực, tự giác của người học là khâu quyết định của xây dựng THTT, HSTC

      Người học vừa là đối tượng, mục tiêu và động lực chính của quá trình giáo dục. Không chỉ lấy người học làm trung tâm mà còn là xác định trách nhiệm của người học, vai trò vị trí của họ trong  quá trình giáo dục. Đồng thời, họ còn là tham gia vào việc đưa tri thức mới vào cộng đồng thông qua tuyên truyền ở nhiều lĩnh vực khi có sự hướng dẫn của người có trách nhiệm. Do vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng phương pháp tự học tích cực, tực giác của học sinh cho phù hợp với lứa tuổi. Cô giáo hướng dẫn cách tự học tích cực trong cả chương tình và trong từng môn học, hoạt động. Học sinh sáng tạo, tích cực trong học tập, vui chơi, rèn luyện. Cần có nghiên cứu sâu từ cấp Bộ đến cơ sở về phương pháp tự học tích cực để học sinh vận dụng.

      2.4. Giáo dục kĩ năng sống, lối sống, giá trị sống, năng lực thực hành, sáng tạo cho học sinh cần được chú trọng. Tạo điều kiện và cơ chế để học sinh tham gia nhiều hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng, liên hệ với thực tiễn xã hội.

      - Tiếp tục giáo dục văn hóa học đường, đặc biệt là văn hóa ứng xử, giao tiếp của học sinh với mục tiêu cụ thể của mỗi nhà trường, do nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Tổ chức giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng thực hành xã hội cho học sinh các cấp. Trong chiến lược xây dựng nhà trường phải có nội dung văn hóa học đường.

       - Thiết kế chương trình hoạt động của nhà trường cần phải có thời lượng dành cho tổ chức vui chơi tập thể lành mạnh, chơi trò chơi dân gian, hát dân ca, các hoạt động giáo dục với sự chủ động, tự nguyện tham gia của học sinh. Huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ các hoạt động rèn luyện của học sinh thông qua các sinh hoạt văn hóa dân gian, truyền thống.

       - Hình thành đội ngũ cán bộ, giáo viên tư vấn trong mỗi nhà trường không chỉ là hỗ trợ giáo viên khác trong dạy học mà phải có chương trình giáo dục kĩ năng thực hành, kĩ năng sống cho học sinh. Mỗi cán bộ, giáo viên cần được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn và mỗi trường đều có cán bộ, giáo viên tư vấn chuyên trách với số lượng phù hợp.

        - Tăng cường hỗ trợ trực tiếp để giúp học sinh giải quyết những vấn đề khó khăn trong học tập và cuộc sống.

       2.5. Tiếp tục chăm sóc và phát huy giá trị lịch sử văn hóa.

       - Phối hợp với Ban Văn hóa xã, đoàn thanh niên xã và các trường anh chị trong xã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, phát huy giá trị lịch sử văn hóa ở địa phương .

      2.6. Kiểm tra, đánh giá và tổng kết Phong trào thi đua giai đoạn 2008-2013

       - Tiến hành đợt tổng kiểm tra, rà soát kết quả triển khai thực hiện Phong trào thi đua trong nhà trường ( theo biểu điểm đánh giá của các cấp học) . Từ đó, đánh giá khách quan hiệu quả của Phong trào và xây dựng kế hoạch tiếp tục xây dựng THTT, HSTC đến 2015;

       - Tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm (giai đoạn 2008-2013) về triển khai Phong trào thi đua; chú trọng xây dựng điển hình và tiếp tục nhân rộng điển hình.

     Trên đây là báo cáo sơ kết 4 năm triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng THTT,HSTC” và phương hướng trong thời gian tới. Phong trào này sẽ được tổng kết vào  cuối năm 2013 và có định hướng cho giai đoạn tiếp theo.

                                                                                                                                                                                              

                                                                                    TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO

    Nơi nhận:                                                                        P. HIỆU TRƯỞNG

   -  BCĐ phòng GD&ĐT;                                                           

   -  Lưu VP,VT.

 

                                                                                                               Lê Thị Hà