ké hoạch triển khai 5 đề tài trong tâm năm học
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 11/ KH-TrMN Tràng Lương, ngày 14 tháng 10 năm 2012
KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 5 ĐỀ TÀI
NĂM HỌC 2012 – 2013
- Căn cứ số: 563/PGD&ĐT-CMMN : V/V Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-1013 đối với Giáo dục Mầm non ngày 06 tháng 09 năm 2012.
- Căn cứ số 571/HD-PGD&ĐT/ Hướng dẫn thực hiện 5 đề tài trọng tâm năm học 2012-2013 ngày 10/09/2012.
- Căn cứ kế hoạch năm học 2012-2013 và tình hình thực tế của trường, trường mầm non Tràng Lương xây dựng kế hoạch thực hiện 5 đề tài trọng tâm năm học 2012-2013 như sau:
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
I . CÁC ĐIỀU KIỆN THIẾT YẾU.
1- Đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên : Tổng số: 22 Biên chế: 10
Diễn giải | Nhu cầu | Hiện có | Thừa | Thiếu | Ghi chú |
Ban giám hiệu | 3 | 4 | 1 |
|
|
Giáo viên |
14 |
15 |
| 1 | 20 GV hợp đồng 5 nghỉ thai sản |
Hành chính ( kiêm CNTT) | 1 | 0 |
| 1 |
|
Kế toán | 1 | 1 |
|
|
|
Y tế học đường | 1 | 1 |
|
|
|
Nhân viên cấp dưỡng | 3 | 1 |
| 2 | 01giáo viên cấp dưỡng |
Cộng: | 24 | 22 |
| 02 | 10 giáo viên, nhân viên hợp đòng |
*/ Phẩm chất đạo đức:
- 100% CB-GV-NV có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưỏng lập trường vững vàng, luôn tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng;
- 100% CB-GVNV gương mẫu thực hiện tốt chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
- Có tư tưởng vững vàng yên tâm công tác, đoàn kết nội bộ
- Đảng viên : 8/22 đạt tỷ lệ 36.6 Nữ: 22/22 nữ = 100 %.
- Đoàn viên thanh niên: 14/22 đạt 63,6 %
*/ Trình độ đào tạo:
- Trình độ chuẩn : 12/22 = 95,4%
Trong đó : - Trình độ trên chuẩn : 11/22 = 50 % .
- Trong đó 10 giáo viên và CBQL đang theo học nâng cao trình độ chuyên môn .
2- Về học sinh:
*/ Số lượng:
- Huy động số học sinh ra lớp: 157trẻ
- 100% HS có đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho học tập, vui chơi.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường
* Học sinh 5 tuổi: 41/41 trẻ 100%.
* Có 10 nhóm lớp ( 3 nhóm trẻ và 7 lớp)
3. Cơ sở vật chất:
- Nhà trường hiện có: 9 phòng học trong đó có 9 phòng học kiên cố, thiếu 01 phòng.
- Hệ thống ánh sáng trong phòng học đảm bảo, hệ thống điện trong phòng học thường xuyên được tu bổ đảm bảo cho việc học tập của học sinh.
- Tiếp nhận đồ dùng phục vụ cho khối bán trú.
- Đủ các thiết bị đồ dùng giảng dạy phục vụ cho giảng dạy.
3-Đánh giá những thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi
- Đảng uỷ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục.
- Lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư đông bộ cho 3 điểm trường mới và có tường bao xung quanh và có bếp một chiều.
- Cơ sở vật chất được đầu tư ngày một khang trang, hoàn thiện hơn.
* Khó khăn
- Còn số ít giáo viên ( tuổi cao) việc tiếp cận CNTT vào giảng dạy còn chậm.
- Số GV mới vào nghề chiếm tỉ lệ cao nên kinh nghiệm giảng dạy còn gặp nhiều hạn chế. Một số GV nuôi con nhỏ nên việc quan tâm đến chuyên môn còn gặp nhiều hạn chế.
- Giáo viên có ½ xa trường 12Km trở lên và có con nhỏ phần nào cũng gặp khó khăn trong điều động phân công công tác đặc biệt là chế độ con nhỏ cho giáo viên mới nghỉ thai sản.
- Mặt băng dân trí còn hạn chế chủ yếu dân cư sống bằng nông nghiệp việc xã hộ hóa giáo dục con gặp khăn .
* Thành tích:
+ Có nề nếp hoạt động GD toàn diện trong nhiều năm. Chất lượng GD được duy trì, ổn định trong nhiều năm.
+ Năm học 2011-2012 Trường danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến được UBND huyện tặng giấy khen; Chi bộ trong sạch vững mạnh; Công đoàn vững mạnh xuất sắc được Công đoàn Việt Nam khen, liên Đoàn LĐ huyện khen; 03 chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở 4 giáo viên giỏi Cơ sở, 16 lao động tiên tiến, 01 tổ lao động xuất sắc, 01 tổ LĐTT.
PHẦN THỨ II
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Tập trung nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQLGD, giáo viên; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Mục tiêu cụ thể
STT |
NỘI DUNG ĐỀ TÀI |
GIẢI PHÁP CHÍNH |
1 | “Nâng cao chất lượng cho trẻ 5 tuổi làm quen với tiếng anh trong Nhà trường” | - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, nâng chuẩn giáo viên Tiếng Anh chuyên, Phổ cập Tiếng Anh cho tất cả giáo viên trong nhà trường - Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn |
2 | “ Nâng cao chất lượng dạy tin học” | - Bồi dưỡng trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường, nâng cao trình độ giáo viên tin học. - Đầu tư cơ sở vật chất , phần mềm giảng dạy bộ môn tin học, máy Kismat cho HS |
3 | Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện đề án phổ cập cho trẻ 5 tuổi. |
- Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV, đặc biệt GV trẻ mới vào trường. - Xây dựng tiết mẫu, thao giảng, dự giờ học tập trao đổi kinh nghiệm đồng nghiệp. - Nghiên cứu tài liệu, khai thác trên trang thư viện tài nguyên. |
4 | “Mô hình trường học nông thôn mới Trường Lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” | - Tiếp tục thực hiện kế hoạch trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 – 2013. Thực hiện tốt 2 nội dung “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn và giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục năng lượng tiết kiệm”. - Xây dựng thư viện xanh; tủ sách thân thiện tại các nhóm, lớp học, sân chơi.. |
5 | Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” | -Tăng cường nền nếp, kỷ cương trong công tác quản lí, quy chế chuyên môn. - Kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm của giáo viên; Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn; - Kiểm tra công tác quản lí tài chính, tài sản - Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cưc”;
|
II. Nhiệm vụ
1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của công việc.
2. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện cho học sinh, nâng dần tỷ lệ chất lượng mũi nhọn, hạn chế trẻ suy dinh dưỡng.
3. Xây dựng trường Lớp học “Xanh, sạch , đẹp, an toàn, không có trẻ vi phạm pháp luật.
4. Duy trì tốt số lượng học sinh hiện có, đảm bảo phổ cập giáo dục.
5. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tổ chức thi đua thiết thực hiệu quả;
6. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học;
7. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
III. Các nhóm giải pháp
1. Nhóm giải pháp công tác tuyên truyền
- Tuyên truyền về cuộc vận động ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
- Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03/CT-TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với cuộc vận động ”Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Mỗi cán bộ giáo viên đăng ký ít nhất 1 nội dung làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi tới phụ huynh học sinh về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ có khoa học, chương trình giáo dục mầm non, điều kiện các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ, CSVC, kinh phí, chế độ chính sách đối với học sinh, hiệu quả đào tạo ... của nhà trường để phụ huynh được biết, phối hợp trong việc chăm sóc giáo dục cho con em mình;
- Công khai rộng rãi các nội dung kế hoạch thực hiện các đề tài trong năm học, công khai trên Website của nhà trường, trên bảng tin và hội họp hàng tháng, để cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và nhân dân được biết.
- Xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật trong năm học. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, thường xuyên được cập nhật kiến thức. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật tập trung vào các nội dung: luật an toàn giao thông, phòng chống ma tuý tội phạm, luật dân sự, luật bảo vệ môi trường, luật biển, nghị định 49/2005/NĐ-CP, ngày 11/4/2005 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, các quy định của ngành, của nhà trường.
2. Nhóm giải pháp về đội ngũ
- Tích cực tham mưu với phòng GD&ĐT để bố trí đủ số lượng giáo viên, tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn, phối hợp với các đơn vị trường trong cụm để cán bộ quản lý, giáo viên có trao đổi kinh nghiệm tự hoàn thiện về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, chỉ đạo cho giáo viên tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngay từ đầu năm học, thực hiện đúng chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo quy định hiện hành;
- Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn phân công cho những giáo viên có kinh nghiệm, có chuyên môn nghiệp vụ để kèm cặp cho giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn yếu với phương châm yếu phần nào bồi dưỡng phần đó.
- Triển khai và thực hiện mỗi cán bộ quản lý, giáo viên có một đổi mới về phương pháp trong năm học. Giao cho chuyên môn nhà trường, các tổ chuyên môn duyệt kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo viên. Tổ chức cho các tổ xây dựng kế hoạch dạy chuyên đề, dự giờ rút kinh nghiệm của các giáo viên trong tổ mỗi tháng 1 lần;
- Quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ để đạt chuẩn theo quy định.
3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng toàn diện
- Tăng cường việc thực hiện nền nếp, kỷ cương dạy và học trong nhà trường;
- Phân chia các lớp theo các nhóm đối tượng khác nhau, tổ chức dạy học theo đối tượng , theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Tham gia các hoạt động tập huấn, hội thảo do các cấp tổ chức, tích cực viết các sáng kiến kinh nghiệm về quản lý, dạy học, chăm sóc trẻ...
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Sử dụng có hiệu quả các phần mềm hỗ trợ trong việc soạn giáo án và giảng dạy.
4. Nhóm giải pháp về Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, xã hội hóa giáo dục
- Sử dụng, khai thác có hiệu quả Cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có;
- Sử dụng nguồn ngân sách được giao hàng năm có hiệu quả, tập trung cho công tác đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách tham khảo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Phối hợp với cha mẹ học sinh làm tốt công tác XHH giáo dục.
5. Nhóm giải pháp về công tác phối kết hợp trong và ngoài nhà trường
- Phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể của địa phương trong việc thực hiện tốt các nội dung phong trào thi đua ”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng
- Phối hợp với lực lượng an ninh của xã, để giữ gìn an ninh trật tự trong trường học, phối hợp với công an huyện để tuyên truyền luật an toàn giao thông, phòng chống ma túy tội phạm, ...
- Tăng cường tham gia đóng góp cho kho tài nguyên nhà trường phong phú và săn sàng ủng hộ về tinh thần và hỗ trợ cho trung tâm học tập cộng đồng địa phương
6. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra
- Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học gồm những cán bộ giáo viên có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm. Xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm học, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong tổ kiểm tra nội bộ;
- Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, tiến hành kiểm tra đúng đối tượng, đủ theo quy định. Qua kiểm tra tư vấn, giúp đỡ cho những giáo viên còn yếu về công tác chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tạo điều kiện thuận lợi để ban kiểm tra nhân dân trong trường học hoạt
động có hiệu quả. Công đoàn nhà trường thực hiện đúng chức năng của mình theo quy định.
7. Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin
- Khai thác có hiệu quả trang Website của ngành. Xây dựng, cung cấp, khai thác Website của trường có hiệu quả;
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động tự soạn giáo án, bài giảng và tài liệu giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học;
- Tằng cường đầu tư trang thiết bị CNTT cho các lớp có máy tính, bồi dưỡng CNTT cho GV.
- Động viên, khuyến khích giáo viên tham gia cuộc thi ”Thiết kế hồ sơ bài giảng ELearning” do phòng GD&ĐT tổ chức.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được mua sắm máy tính cho cá nhân
8. Nhóm giải pháp về thi đua khen thưởng
- Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trên cơ sở các tiêu chí thi đua của ngành,
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá đảm bảo thực chất, khách quan công bằng đến từng đối tượng là CBQL, GV, NV, học sinh.
- Tổ chức đánh giá, xếp loại CBGV, hàng tháng, đánh giá trẻ theo từng giai đoạn theo quy chế đã ban hành, kiên quyết chống bệnh thành tích trong thi đua, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển và sự tiến bộ ở mỗi cá nhân và tập thể.
- Phối hợp tốt với Công đoàn nhà trường để đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong Nhà trường.
PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm : Thành lập các tiểu ban phân công phụ trách các đề tài trong năm học :
+) Tiểu ban phụ trách đề tài : Nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi làm quen với Tiếng Anh
- Trưởng ban : Lài Thị Thành
- Phó ban: Trần Thị Linh
- Uỷ viên : Các đ/c giáo viên phụ trách 5 tuổi
+) Tiểu ban phụ trách đề tài : Nâng cao chất lượng dạy tin học
- Trưởng ban : Đ/c Nguyễn Thị Phong
- Phó ban : Đ/c Nguyễn Lý Thủy
- Uỷ viên : Giáo viên các tổ chuyên môn
+) Tiểu ban phụ trách đề tài : Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện đề án phổ cập cho trẻ 5 tuổi.
- Trưởng ban : Đ/c Lê Thị Hà
- Phó ban: Trương Thị Tuyết
- Ủy viên: Đ/c Dương Thị Thoa
- Ủy viên: Bùi Thị Hạnh
+) Tiểu ban phụ trách đề tài : Mô hình trường học Nông thôn mới xanh, sạch, đẹp, an toàn
- Trưởng ban : Đ/c Nguyễn Thị Nguyệt
- Phó ban : Đ/c: Nguyễn Thị Thoa
- Uỷ viên : Các GVCN
+) Tiểu ban phụ trách đề tài : Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL
- Trưởng ban : Đ/c Nguyễn Thị Nguyệt
- Phó ban : Đ/c Trương Thị Tuyết
- Phó ban : Nguyễn Lý Thủy
- Ủy Viên -Nguyễn Thị phong
- Uỷ viên : Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường.
(Các đ/c trưởng ban có nhiệm vụ giám sát thực hiện các đề tài, báo cáo kết quả thực hiện theo từng kỳ )
HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)
Nguyễn Thị Nguyệt
- Thực đơn tháng 10
- Thực đơn tháng 9
- Lịch công tác tháng 10
- Lịch công tác tháng 9
- Công khai thông tin đội ngũ nhà giáo, và cán bộ quản lý và nhân viên
- Công khai chất lượng giáo dục mầm non thực tế, năm học 2012-2013
- Cam kết chất lượng giáo dục nhà trường
- Cơ sở vật chất
- Phân công công tác
- Nôi quy nhà trường
- Kết quả chăm sóc sức khỏe học sinh
- ké hoach tháng 5
- Lich cong tac
- Thông tin về cơ sơ vật chất
- Thực đơn của bé